SANG CHẤN TÂM LÝ VÀ SỰ KỲ THỊ BỆNH Ở NHỮNG NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH SAU PHƠI NHIỄM HIV VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUANстатья из журнала
Аннотация: Mở đầu: Sau phơi nhiễm HIV, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng tâm lý cấp bao gồm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Mặt khác, sự kỳ thị bệnh HIV góp phần đáng kể làm xấu đi tình trạng tâm thần của họ. Điều này làm người bệnh không chấp nhận xét nghiệm HIV, không tuân thủ điều trị từ đó gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về sức khoẻ tâm thần và sự kỳ thị ở người trưởng thành sau phơi nhiễm HIV. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Xác định tỷ lệ sang chấn tâm lý và mức độ kỳ thị bệnh ở người trưởng thành sau phơi nhiễm HIV; 2) So sánh sự khác biệt về sang chấn tâm lý, kỳ thị bệnh HIV giữa các nhóm có đặc điểm khác nhau; 3) Xác định mối liên quan giữa sang chấn tâm lý với kỳ thị bệnh HIV và đặc điểm cá nhân. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: 145 người đủ 18 tuổi trở lên, sau phơi nhiễm HIV đến khám tại một bệnh viện truyền nhiễm, nhận điều trị PEP. Đa số đối tượng tham gia nghiên cứu là nam, 79,3% (n = 115), hoàn cảnh phơi nhiễm chủ yếu ngoài cộng đồng 82,8% (n =120) do nguyên nhân chính là quan hệ tình dục không an toàn 57,5% (n = 83). Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả, chọn mẫu thuận tiện có chủ đích. Kết quả: Tỷ lệ sang chấn tâm lý ở người trưởng thành sau phơi nhiễm HIV là 20% (n = 29), xác suất ở nữ giới cao hơn nam giới (OR = 0,279, CI 95% = 0,108 - 0,722, p < 0,05). Người tham gia nghiên cứu nhận thấy sự kỳ thị bệnh HIV với điểm trung bình là 2,22. Trong đó, sự kỳ thị liên quan đến các thành tố “Công khai bệnh”, “Bản thân tồi tệ”, “Thái độ người xung quanh” với điểm trung bình lần lượt là 2,44; 2,28; 2,13, không có sự kỳ thị ở thành tố "Sự kỳ thị người nhiễm HIV" (điểm trung bình là 2,02). Phơi nhiễm HIV do quan hệ tình dục không an toàn có điểm trung bình về sự kỳ thị (2,33) cao hơn so với nhóm gây ra do vật sắc nhọn/ tiếp xúc máu (2,07) (p < 0,05). Sự kỳ thị bệnh có khuynh hướng tác động đến sang chấn tâm lý người sau phơi nhiễm HIV (OR = 1,066, p = 0,057). Kết luận - Kiến nghị: Tỷ lệ sang chấn tâm lý ở người trưởng thành sau phơi nhiễm là 20%, trong đó, nữ giới có sang chấn tâm lý cao hơn nam giới, sự kỳ thị bệnh có khuynh hướng tác động đến sang chấn tâm lý. Người tham gia nghiên cứu cảm nhận sự kỳ thị bệnh HIV cao qua các thành tố công khai bệnh, bản thân tồi tệ, thái độ người xung quanh; không có sự kỳ thị ở thành tố hình ảnh người nhiễm HIV. Các kiến nghị bao gồm: 1) Tiến hành nghiên cứu tiến cứu để xác định rõ tác động của sự kỳ thị bệnh HIV đến sang chấn tâm lý người trưởng thành sau phơi nhiễm HIV; 2) Giảm gánh nặng tâm lý cho người phơi nhiễm HIV thông qua cung cấp kiến thức về bệnh HIV/AIDS và các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao nhận thức và hành vi tình dục an toàn trong cộng đồng, thực hiện tư vấn chuyên sâu và cá thể hoá sau phơi nhiễm HIV cho đối tượng bị phơi nhiễm, chú ý đối tượng nữ giới.
Год издания: 2023
Издательство: Vietnam Public Health Association
Источник: Tạp chí Y học Việt Nam
Ключевые слова: Research studies in Vietnam
Открытый доступ: bronze
Том: 525
Выпуск: 2